Hoa ngũ sắc có đặc điểm gì? Ý nghĩa và tác hại

Sianguyen
0

Giới thiệu hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc được biết đến với các tên gọi khác như: bông ổi, thơm ổi, tứ quý, ổi nho, mã anh đơn, trâm anh, hoa cứt lợn, tứ thời,…

Tên gọi khoa học: Lantana camara L

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Một loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này được biết đến với các tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt. Tuy nhiên, lá cây có độc tính nên cần thận trọng khi sử dụng làm thuốc để tránh bị ngộ độc.

Đặc điểm hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc là một dạng cây bụi thân nhỏ, mọc thẳng, phân nhánh, mềm và có mùi đặc trưng. Cây sống quanh năm có rễ nông, dạng rễ chùm sợi.


Cây phát triển nhiều cảnh vươn dài. Thân và lá cây có phủ một lớp lông mịn màu trắng. Lá mọc đối xứng có hình trứng hay ba cạnh, có chiều dài có thể lên đến 7,5cm, mặt sau của lá có màu xanh nhạt hơn. Đầu lá nhọn, tròn ở dưới gốc, mép lá hình răng cưa đều nhau.

Hoa cây bông ổi mọc thành cụm ở đầu cành hoặc đâm ra từ các kẽ lá, thường mọc thành chùm khoảng 30 đến 50 bông nhỏ xếp tròn. Cùng một chùm hoa nhưng lại có nhiều màu sắc khác nhau như cam, vàng, hồng cánh sen, đỏ, trắng hoặc hồng phấn. Chính vì vậy mà dân gian còn gọi cây bông ổi là cây ngũ sắc. 

Quả ra vào tháng 4 – tháng 9. Nó có dạng quả bạch hình cầu. Quả chín sẽ có màu đen. Bên trong chứa 1 hoặc 2 hạt có vỏ cứng, bên ngoài hình dáng xù xì.


>>> Xem thêm bài viết Mai chiếu thủy và những điều thú vị về loài cây này

Phân bố

Nguồn gốc xuất xứ của hoa ngũ sắc từ vùng Trung Mỹ Cây mọc hoang nhiều ở các khu đất trống, sườn đồi núi hay mọc ven theo các bờ biển, và hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Loại cây này có khả năng phát tán rất mạnh nhờ chim mang hạt giống đi rải khắp nơi. Ở Nouvelle Calédonie, Cây sinh sôi nhiều đến nỗi chính phủ nước này phải ra lệnh tiêu diệt hết loài cây này vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên. 

Hiện nay, ở Việt Nam cây bông ổi cũng được trồng rộng rãi, chủ yếu là để làm cảnh vì cây có hoa đẹp, màu sắc sặc sỡ. Loại cây này có mặt rộng rãi ở khắp các tỉnh thành trên cả nước nên có thể tìm thấy rất dễ dàng.

+ Bộ phận dùng làm thuốc của cây hoa ngũ sắc

Bao gồm cả rễ, lá và hoa

+ Thu hái – Sơ chế dược liệu

Các bộ phận của cây bông ổi được thu hái quanh năm. Dược liệu sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc tích trữ bằng cách phơi hay sấy khô.

+ Thành phần hóa học của cây bông ổi

Lá: Trong lá tươi của cây mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ có hoa, lá có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31- 0,68%.

Hoa khô: Chứa tinh dầu ( 0,07%), terpen bicyclic (8%), L-a-phelandren ( 10 – 12%).

Vỏ cây: Lantanin ( một dạng alcaloid) 0,08%

Cây bông ổi Ấn Độ: Chứa tinh dầu bao gồm các thành phần chủ yếu như cameren, cameren, còn có isocameren.

Cây hoa ngũ sắc cũng có nhiều tác dụng trong y học tạo nên những bài thuốc Đông y như:

Bài thuốc chữa trị bệnh ho như ho khan, ho ra máu, ho lao hoặc do thời tiết thay đổi.

Bài thuốc trị chứng sổ mũi như nghẹt mũi, viêm xoang.

Bài thuốc trị hạ sốt, kháng viêm, giải độc, tiêu sưng,...

Tác dụng làm đẹp

Do hoa cây trâm ổi có màu sắc rực rỡ nên được nhiều người trồng trước nhà làm hàng rào để tạo thêm sự sinh động cho không gian xung quanh nhà.

>>> Xem thêm bài viết Mẫu chậu chân liền có gì đặc biệt?

Ý nghĩa cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc mang đến ý nghĩa mộc mạc, Cây có sức sông vô cùng mãnh liệt tượng trưng cho sự bền bỉ, trường tồn với thời gian. Hoa còn tượng trưng sự hài lòng về cuộc sống và mang theo thông điệp đó là hãy trân trọng những điều mà bạn đang có ở hiện tại và luôn hướng tới những điều tốt đẹp ở trước mắt.

Trồng hoa ngũ sắc trong nhà sẽ giúp đem lại năng lượng tích cực, cân bằng âm dương và điều hòa vượng khí xung quanh, giúp gia chủ luôn bình yên, hạnh phúc, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Vẻ đẹp của cuộc sống, nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, trân trọng những gì mà mình đang có, luôn cố gắng để phấn đấu đến những mục tiêu quan trọng hơn.


Tác hại cây hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc có độc không là điều đang rất được quan tâm. Đa phần, chúng ta thường có suy nghĩ sai lầm rằng những loại hoa mọc dại thường có chứa độc tố. Tuy nhiên, tác hại mà loại cây này tạo nên chỉ là do tính chất mọc cực nhanh từ đó làm lấn át và triệt tiêu các loài cây khác trong hệ sinh thái chung. Vì vậy, bạn chỉ nên trồng một lượng cây hoa vừa phải và hãy kiểm soát để nó không mọc quá nhanh, đe dọa đến các loài cây, hoa khác.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: